Đẩy mạnh công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới trong ngành giáo dục

02.03.2023 07:301506 đã xem

Ngày 16/12, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Ngô Thị Minh đã chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Nỗ lực bình đẳng giới trong toàn ngành

Năm 2022, cùng với việc thực hiện tốt 12 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục, Bộ GDĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác VSTBPN và bình đẳng giới của ngành Giáo dục; đặc biệt đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.

Báo cáo tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Bích Hợp, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Phó Trưởng ban vì sự tiến bộ của phụ nữ  Bộ GDĐT cho biết: Công tác đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được chú trọng triểu khai. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới được tuyên truyền phổ biến kịp thời; nhiều đơn vị còn có hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động. Đăc biệt năm 2022, các đơn vị phối hợp tuyên truyền về Đại Hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ 13 với nhiều nội dung chương trình, mục tiêu về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, quyền năng của phụ nữ và chăm lo, bảo vệ, vì sự tiến bộ cho phụ nữ…

Một số đơn vị đã xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ  với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới, giữa Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ với Công đoàn ngành, các đơn vị chức năng nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh từ góc độ giới; giảm thiểu tình trạng bạo lực, thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông với nhiều hình thức phong phú như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các nội dung này trong các hoạt động dạy và học chính khoá, ngoại khoá; sử dụng hình thức cả trực tiếp và trực tuyến; tận dụng mặt tích cực của mạng xã hội… Các Sở GDĐT: Nghệ An, Phú Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Đại học Huế , các trường Đại học Cần Thơ, Thương Mại... đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. Đặc biệt, Sở GDĐT Ninh Bình đã tổ chức trên 400 buổi tuyên truyền vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới thu hút sự quan tâm, trong đó có nhiều nam giới tham gia.

Đoàn Chủ tịch điều hành hội nghị

Công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền cùng cấp các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác cán bộ nữ cũng được quan tâm, sâu sát. Phó Trưởng ban Nguyễn Thị Bích Hợp cũng chia sẻ: Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ đã tích cực phối hợp với Hội phụ nữ (ở khối Sở), tổ chức công đoàn, và các đơn vị chức năng tiến hành rà soát, đánh giá tình hình cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý để đề xuất xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng phù hợp, đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia quản lý lãnh đạo; chú trọng đề xuất, tham mưu cơ chế chính sách quan tâm hỗ trợ, chăm lo, phát triển đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động. Hiện tỷ lệ nữ cán bộ quản lý toàn ngành đạt trên 50%.

Bên cạnh đó, công tác tập huấn, kiểm tra về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ  cũng được triển khai rộng và thường xuyên, góp phần đưa hoạt động vào thực chất, thiết thực, thay đổi nhận thức về công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới, là việc tăng cường giao lưu học hỏi giữa các đơn vị với nhau,...

Từng bước đưa hoạt động đi vào thực chất

Qua các ý kiến trao đổi tại hội nghị, một số hạn chế khiến công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ  còn gặp khó khăn do nhận thức về về vấn đề này chưa đồng đều ở các cấp quản lý cũng trong công chức, viên chức, người lao động; vai trò người đứng đầu của cấp ủy Đảng, của các cơ quan, đơn vị quyết định sự thành công của công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở bất cứ cơ quan, đơn vị nào; Nữ giới còn gặp một số trở ngại nhất định, là “hậu phương” của gia đình nên bị chi phối về thời gian và cân nhắc giữa việc nước và việc nhà…

Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu kết luận

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Ngô Thị Minh, Trưởng Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của Bộ GDĐT nhận định: Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng trân trọng về thúc đẩy bình đẳng giới và được đánh giá là một trong những quốc gia có khung pháp lý về bình đẳng giới khá tiến bộ cũng việc thực hiện bình đẳng giới trong thực tiễn cũng đạt những kết quả đáng tích cực.

Dù đã từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của mình song thực tế cho thấy phụ nữ vẫn đối mặt những rào cản, thách thức đến từ đặc điểm giới cũng như cơ chế, chính sách còn có điểm bất cập, vẫn gặp nhiều trở ngại, hạn chế trên con đường phấn đấu. Từ thực tiễn đó, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cổ vũ phụ nữ cố gắng vươn lên, nỗ lực hoàn thiện bản thân, dám nói lên quan điểm của mình và nắm giữ các vị trí lãnh đạo, có như vậy mới đảm bảo vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới bền vững.

Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị tăng cường vai trò của người đứng đầu trong việc thúc đẩy vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới ở các đơn vị; đẩy mạnh công tác tham mưu lãnh đạo để phân khai kinh phí, nội dung hoạt động tương ứng đảm bảo cho công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được triển khai hiệu quả, bám sát các mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.

Trong chiều 16/12 và sáng 17/12, các đại biểu tham gia tập huấn với 02 nội dung: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới; Thay đổi nhận thức về giới và vai trò của định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Trung tâm Truyền thông giáo dục

https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=8341

Tin tức khác