Sử dụng hiệu quả phương pháp nêu câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học lớp 9

30.05.2018 15:241197 đã xem
 Hiện nay chúng ta đã và đang nỗ lực phấn đấu để nâng cao hiệu quả việc vận dụng đổi mới phương pháp, chú trọng đến tính tích cực của học sinh ( HS) trong học tập, phối hợp tổ chức các hoạt động học tập, khai thác những tình huống có vấn đề về nhận thức lí luận và thực tiễn để học sinh bị cuốn vào những hoạt động quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát, thảo luận, thể nghiệm để nắm được kiến thức, kĩ năng theo cách riêng của mình.
Về phương pháp thì có nhiều phương pháp dạy học mới hướng vào việc phát huy tính chủ động sáng tạo của người học, tạo điều kiện cho người học tự tìm đến kiến thức. Đối với bộ môn Ngữ văn, ta cũng nhận thấy rằng quá trình dạy học văn là một quá trình sư phạm, xã hội phức tạp và sinh động, do đó phải vận dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Song với đặc trưng của phân môn Văn học trong bộ môn Ngữ văn, việc vận dụng phương pháp vào dạy tác phẩm văn học là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp. Làm thế nào để học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm bằng chính sự hứng thú, sự rung cảm, tìm tòi, khám phá của bản thân? Làm thế nào để tác phẩm văn học phát huy được sức sống, chiều sâu và tiềm năng sáng tạo của nó trong lòng học sinh?  Đây mới là vấn đề quan trọng. Muốn thực hiện được điều này, đòi hỏi khi giảng dạy tác phẩm văn học, giáo viên phải biết phối kết hợp nhiều phương pháp song phải đặc biệt chú trọng đến phương pháp nêu câu hỏi vì “Tư duy con người chỉ bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên hay sự thắc mắc, từ một sự mâu thuẩn”( Rubinxten). Câu hỏi đặt ra sẽ gợi được vấn đề suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tìm đến sự phát hiện, khám phá vấn đề. Đây là con đường quan trọng giúp học sinh dễ dàng thâm nhập tác phẩm, khai thác và chiếm lĩnh nó. 

Nội dung chi tiết: NgỌC thÙY - lẠC lÂM.doc

Tin tức khác