Giáo dục Đam Rông nhìn lại và hướng tới

06.09.2022 08:441067 đã xem

Là huyện nghèo, giáo dục Đam Rông dĩ nhiên còn nhiều khó khăn. Đánh giá kết quả và nhìn nhận hạn chế, tồn tại năm học vừa qua sẽ góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ năm học 2022-2023. 

 

Học sinh Đam Rông được tặng sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm học 2022-2023

  72% TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA 

      Năm học 2021-2022, cơ sở giáo dục trực thuộc UBND huyện Đam Rông có 33 đơn vị. Cả 3 bậc học có 14.259 học sinh với 482 lớp, tăng 158 học sinh và 3 lớp so với năm học trước. Ở bậc học trung học phổ thông, huyện có 4 trường, đều trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT): THPT Nguyễn Chí Thanh, THPT Đạ Tông, THPT Phan Đình Phùng và THCS&THPT Võ Nguyên Giáp. Tổng số học sinh của 4 trường là 2.115 học sinh/63 lớp.

      Theo Phó Phòng GDĐT Đam Rông Phạm Thị Ngũ, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện; chất lượng nhà giáo nâng lên về trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ... Về cơ sở vật chất, trường lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, toàn huyện có 386 phòng kiên cố, 81 phòng bán kiên cố và 10 phòng tạm. Đam Rông có 25/32 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 78% (gồm 9 trường mầm non, 10 trường tiểu học, 6 trường THCS). Riêng bậc THPT có 1/4 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 25%.

      Tuy là địa bàn nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, nhưng năm học 2021-2022 giáo dục Đam Rông đạt nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Bậc mầm non, 100% trẻ được học bán trú; tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm; tỷ lệ chuyên cần đạt 95%... Bậc tiểu học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học từ 91-100%. Bậc THCS, duy trì sĩ số đạt trên 98% (có 64 học sinh bỏ học); hạnh kiểm Khá, Tốt từ 94,5-96% và học lực từ Trung bình trở lên trên 94%... Bậc THPT, tỷ lệ duy trì sĩ số 97,6% (có 38 em bỏ học, chiếm 2,4%); lên lớp thẳng đạt trên 93%; hạnh kiểm Tốt, Khá gần 100%; học lực từ Trung bình trở lên 93%...

 • NHỮNG CON SỐ SO SÁNH Ý NGHĨA

      So sánh năm học 2020-2021, ông Nguyễn Văn Thanh - chuyên viên Phòng Giáo dục Trung học (Sở GDĐT) đặc trách địa bàn huyện Đam Rông cho biết những thông tin ý nghĩa. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm, các bậc học thuộc quản lý Phòng GDĐT như sau: Tốt tăng 0,15%, Khá giảm 0,73 %, Trung bình tăng 1,13% và Yếu không tăng/giảm. Trường THPT Nguyễn Chí Thanh: Tốt giảm 3,24%, Khá tăng 3,24%; Trường THPT Đạ Tông: Tốt tăng 1,48%, Khá giảm 0,44%, Trung bình giảm 1,6%, Yếu giảm 1,04%; Trường THPT Phan Đình Phùng: Tốt giảm 1,37%, Khá tăng 0,89%, Trung bình giảm 0,24%. Trường THCS-THPT Võ Nguyên Giáp: Tốt tăng 4,15%, Khá giảm 2,65%, Trung bình giảm 1,2%, Yếu giảm 0,3%. 

      Về học lực, Phòng GDĐT quản lý: Giỏi tăng 0,15, Khá giảm 3,84%, Trung bình tăng 1,19%, Yếu tăng 1,18 %, Kém không tăng/giảm. Trường Nguyễn Chí Thanh: Giỏi tăng 3,19%, Khá tăng 0,5%, Trung bình giảm 0,62%, Yếu tăng 0,23%, Kém giảm 0,5%. Trường Đạ Tông: Giỏi tăng 0,97%, Khá tăng 7,97%, Trung bình giảm 4,76%, Yếu giảm 4,01%, Kém giảm 0,18%. Trường Phan Đình Phùng: Giỏi tăng 1,61%, Khá tăng 2,23%, Trung bình giảm 4,81%, Yếu tăng 0,26%. Trường Võ Nguyên Giáp: Giỏi giảm 4,47%, Khá tăng 6,12%, Trung bình giảm 8,18%, Yếu tăng 6,72% và Kém giảm 0,2%.

      Về kết quả tốt nghiệp THPT của 4 trường như sau: Nguyễn Chí Thanh 115/115 học sinh đỗ (100% là tỷ lệ ổn định và đã vượt mặt bằng chung của tỉnh (99,69%); Đạ Tông 161/163 học sinh đỗ (98,77%, tuy thấp hơn mặt bằng tỉnh nhưng đã tăng 3,92% so với năm học 2020-2021); Phan Đình Phùng 137/138 học sinh đỗ (99,28%, thấp hơn mặt bằng tỉnh 0,41% nhưng tăng 0,07%); Võ Nguyên Giáp 43/43 học sinh đỗ (100% là tỷ lệ ổn định). 

 • CÙNG KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI

      Bước vào năm học 2022-2023, giáo dục huyện Đam Rông sẽ nỗ lực nhiều để khắc phục những hạn chế và yếu kém mà huyện đã thẳng thắn nhìn nhận. Đó là công tác duy trì sĩ số học sinh thiếu bền vững; số lượng học sinh bỏ học vẫn còn cao; chất lượng giáo dục mũi nhọn của một số trường THCS chưa tốt, chưa mang tính đột phá. Tỷ lệ giáo viên tiểu học/lớp đối với mặt bằng chung của tỉnh còn thấp.  Bên cạnh đó, tỷ lệ cơ cấu giáo viên chưa hợp lý giữa giáo viên tiểu học và giáo viên năng khiếu...

      Để giáo dục huyện Đam Rông tiếp tục chuyển biến hơn và phát triển bền vững, cần đầu tư cơ sở vật chất mạnh để khắc phục những tình trạng ở các trường học như: phòng chức năng, phòng làm việc, công trình vệ sinh, sân chơi bãi tập chỉ mới đáp ứng nhu cầu cơ bản, tối thiểu; một số trường đang còn ghép, dùng chung phòng chức năng, chưa trang bị đủ trang thiết bị chuyên nghiệp, phục vụ riêng môn học và hoạt động giáo dục để đẩy mạnh phát triển toàn diện cho học sinh. Tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia của các trường THCS còn chậm so mặt bằng chung của tỉnh. Công tác xã hội hóa giáo dục, phối kết hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh còn nhiều khó khăn. Năng lực quản lý của một số hiệu trưởng trường thuộc huyện còn hạn chế, chưa năng động trong công tác tham mưu và đề xuất các biện pháp huy động học sinh ra lớp, chống học sinh bỏ học...

 MINH ĐẠO

http://baolamdong.vn/xahoi/202209/giao-duc-dam-rong-nhin-lai-va-huong-toi-3133394/

Tin tức khác