Những kỹ năng cần cho người dùng mạng xã hội!

19.05.2023 16:263492 đã xem

Vị trí vai trò thông tin trên môi trường mạng

     Trong các loại hình truyền thông trên internet, mạng xã hội đã và đang phát triển một cách nhanh chóng, hiệu quả, được nhiều người sử dụng. Các mạng xã hội của nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam được người Việt Nam lựa chọn sử dụng nhiều nhất hiện nay là Facebook và Youtube.  Trung bình mỗi ngày người Việt Nam vào mạng xã hội hơn 2 tiếng.

     Việt Nam đã trở thành một trong những nước triển khai mạng 2G từ rất sớm và tiếp tục phát triển lên 3G, 4G và hiện nay là 5G với hạ tầng viễn thông, Internet hiện đại phủ rộng trên khắp lãnh thổ từ thành thị đến nông thôn, miền núi, hải đảo.

Thông tin sai trái, xấu độc, thù địch

Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013  về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, có thể hiểu về thông tin sai trái, xấu độc, thù địch là những thông tin:

          Thứ nhất, chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo.

          Thứ hai, tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Thứ ba, tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định.

          Thứ tư, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

          Thứ năm, quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm.

          Thứ sáu, giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Nhận diện và phản bác thông tin xấu độc

     Nhận diện và phản bác những thông tin xấu, độc là vô cùng cần thiết nhằm phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa những tác động tiêu cực, góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội của đất nước và xây dựng một môi trường sống an toàn, chất lượng.

     Những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Nếu các thông tin này được thổi phồng, được tổ chức thành vệt nhằm đả phá hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, từ đó hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta… thì đó là thông tin thù địch, cần phải kiên quyết đấu tranh. Ngoài ra, đó là thông tin có những ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, kích động bạo lực, bôi nhọ đời tư…, nhất là với các cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo các cấp.

     Hiện nay, chủ yếu các thông tin xấu độc đến từ các thế lực phản động, thù địch lợi dụng quyền tự do ngôn luận, sử dụng nhiều lực lượng, phương tiện, bằng nhiều con đường với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để chống phá trên các hướng.

     Các thông tin xấu độc được phát tán với nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhau, tuy nhiên thủ đoạn được ghi nhận nhiều nhất là thủ đoạn thế lực thù địch thành lập các kênh thông tin. trong giai đoạn đầu tiên, những phần tử quản trị các trang web, các diễn đàn này rất nỗ lực tổng hợp tin tức từ các nguồn báo chí chính thống và các nguồn tin từ nước ngoài khách quan. Khi đã có thu hút một số lượng công chúng truy cập thường xuyên, chúng cài dần các thông tin xấu độc, theo tỷ lệ tăng dần cả về số lượng và mức độ bịa đặt, bóp méo sự thật.

     Hiện nay, chủ yếu các thông tin xấu độc đến từ các thế lực phản động, thù địch lợi dụng quyền tự do ngôn luận, sử dụng nhiều lực lượng, phương tiện, bằng nhiều con đường với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để chống phá trên các hướng.

     Các thông tin xấu độc được phát tán với nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhau, tuy nhiên thủ đoạn được ghi nhận nhiều nhất là thủ đoạn thế lực thù địch thành lập các kênh thông tin. trong giai đoạn đầu tiên, những phần tử quản trị các trang web, các diễn đàn này rất nỗ lực tổng hợp tin tức từ các nguồn báo chí chính thống và các nguồn tin từ nước ngoài khách quan. Khi đã có thu hút một số lượng công chúng truy cập thường xuyên, chúng cài dần các thông tin xấu độc, theo tỷ lệ tăng dần cả về số lượng và mức độ bịa đặt, bóp méo sự thật.

     Mỗi khi đất nước có những sự kiện chính trị mang tính lịch sử, bước ngoặt như Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng... các thế lực thù địch coi đây là cơ hội để tung các thông tin xấu độc, thông tin giả, các quan điểm sai trái, thù địch hòng kích động "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

     Không chỉ ở Việt Nam, thông tin xấu độc đang là vấn đề chung của nhiều nước trên thế giới như Nga, Trung Quốc hoặc một số các nước nhỏ khác khi phải hứng chịu các chính sách diễn biến hòa bình từ các nước phương tây.

     Trước tiên chúng ta cần có kỹ năng chọn lọc thông tin để nhận diện các thông tin xấu, độc. Thông tin xấu, độc được nhận diện ở các yếu tố: Mục đích, ý nghĩa, nội dung như: Nhằm chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, thái độ, lối sống của người tiếp xúc thông tin, gây hoang mang, dao động, hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thông tin xấu độc thường lẫn với thông tin chính thống, trà trộn một phần thông tin đúng với thông tin sai, bịa đặt…Vì thế, để biết được thông tin mình tiếp cận có phải là thông tin giả, xấu độc hay không thì cần tiếp cận nhiều với các thông tin chính thống.

     Ngoài ra, cần nắm rõ chủ thể đăng tải. Nếu là những nick ảo, không chính danh và nội dung trang có thái độ nhìn nhận không phù hợp với quan điểm chính thống thì cần loại bỏ.

     Chúng ta cũng cần có kỹ năng về công nghệ – thông tin nhất định để chặn các nick ảo, lọc, xóa, báo xấu…các thông tin xấu độc trên mạng xã hội để không cho các thông tin đó lan truyền dễ dàng. Cần thận trọng khi bình luận, thích, chia sẻ để tránh việc vô tình trở thành cầu nối giúp lan tỏa thông tin xấu độc.

     Mỗi người cần có trách nhiệm lan tỏa những thông tin chính thống, chất lượng, chuẩn mực. Đó là cách để nhân rộng những điều tốt, cổ vũ những mặt tích cực, góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh. Mặt khác, bản thân mỗi người cần tăng cường trau dồi kiến thức, nhận thức đủ trình độ, năng lực để phân biệt, loại bỏ thông tin xấu độc, có hại, có thái độ tích cực, không thờ ơ trong đấu tranh với thông tin xấu độc.

Người dùng cần:

Nghiên cứu các quy định của pháp luật về việc sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng đảm bảo an toàn thông tin và an ninh thông tin. Đặc biệt cần tìm hiểu kỹ về trách nhiệm của các cá nhân, tập thể khi tham gia sử dụng không gian mạng, các hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong luật An ninh mạng, luật An toàn thông tin mạng, Nghị định số 72 và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

          Đối với đảng viên, công chức cần nghiên cứu thêm các quy định về sử dụng mạng xã hội của Đảng, Nhà nước.

Khi tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội nên chọn những trang thông tin chính thống, những trang tin cậy, những tờ báo chính thống, uy tín; biết đặt ra nghi vấn đối với các thông tin nhận được; không tò mò bấm xem các tin, bài giật tít câu view; chủ động kiểm chứng thông tin nhận được từ các nguồn không tin tưởng; không chia sẻ khi chưa kiểm chứng thông tin…

Khi tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội nên chọn những trang thông tin chính thống, những trang tin cậy, những tờ báo chính thống, uy tín; biết đặt ra nghi vấn đối với các thông tin nhận được; không tò mò bấm xem các tin, bài giật tít câu view; chủ động kiểm chứng thông tin nhận được từ các nguồn không tin tưởng; không chia sẻ khi chưa kiểm chứng thông tin…

Khi phát hiện thông tin giả, tin xấu, độc, có dấu hiệu lừa đảo, trộm cắp tài sản, đánh cắp thông tin cá nhân, bôi nhọ, làm nhục người khác, lôi kéo tham gia các hành vi vi phạm pháp luật… qua không gia mạng phải kiên quyết đấu tranh, phê phán, phản bác mạnh mẽ, đồng thời báo cho cơ quan công an để xác minh, làm rõ, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật.

Phản bác như thế nào

Đăng tải, lan tỏa thông tin chính thống.

Thể hiện rõ quan điểm không đồng tình với thông tin xấu, độc.

Phản bác ở đâu

Trên các website chính thống.

Trên fanpage, tài khoản mạng xã hội của mình.

Trên fanpage mà mình tham gia.

Trên bài đăng xấu, độc của các hội nhóm, cá nhân (lưu ý không dùng tài khoản tuyên truyền để phản bác vì dễ bị report mất tài khoản).

Lấy nguồn tin phản bác từ đâu

Văn bản của cơ quan Nhà nước

Báo chính thống

Tư liệu lịch sử chính thống

Hỗ trợ nhận diện

Cách 1: nhắn tin qua đầu số 156 với cú pháp TCTM tên miền, ví dụ: TCTN Vietnamnet.vn

Cách 2: truy cập cổng tra cứu tên miền https://tracuutenmien.gov.vn

Hệ thống tra cứu thông tin tên miền sẽ giúp người sử dụng xác định các thông tin: Loại tên miền (Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” hay tên miền quốc tế); tên chủ thể đăng ký sử dụng; nhà đăng ký quản lý tên miền.

Tra cứu thêm trang https://attt.lamdong.gov.vn/

Kiểm chứng thông tin (website cơ quan nhà nước, gọi điện xác thực, hỏi chính quyền địa phương,…)

Lừa đảo qua điện thoại, cách phòng tránh và bảo vệ thông tin cá nhân

Hãy cẩn trọng với các cuộc gọi đến từ số điện thoại không quen thuộc, các cuộc gọi yêu cầu bạn cung cấp thông tin số tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng, số căn cước công dân, thực hiện các giao dịch tài chính như chuyển tiền hoặc mua sản phẩm nào đó.

Không cung cấp thông tin cá nhân như số tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng, số căn cước công dân, mật khẩu hoặc bất kỳ thông tin tài khoản cá nhân nào.

Xác nhận danh tính người gọi bằng cách hỏi địa chỉ, tên công ty hoặc tổ chức mà họ đại diện.

Không tải về hoặc cài đặt bất kỳ phần mềm nào trên điện thoại của mình sau khi được yêu cầu làm như vậy trong cuộc gọi.

Không đồng ý thực hiện bất kỳ giao dịch nào trên điện thoại trừ khi bạn đã xác nhận danh tính, địa chỉ và tên công ty của người gọi.

Nếu không chắc chắn về tính xác thực của một cuộc gọi, hãy liên lạc với người liên quan thông qua kênh khác như email hoặc trang web chính thức của công ty để xác minh thông tin.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ cuộc gọi lừa đảo, hãy lập tức ngắt kết nối, đồng thời thông báo cho cơ quan chức năng, ngân hàng có liên quan để được hỗ trợ và giúp đỡ hoặc gọi vào tổng đài 156 để phản ánh cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo.

Lừa đảo qua AI, Deepfake

Deepfake là công nghệ mô phỏng hình ảnh khuôn mặt con người, được đặt tên theo cụm từ được kết hợp giữa “deep learning” (máy học) và “fake” (giả). Hiện tại công nghệ AI và đặc biệt là Deepfake ngoài được dùng để nhằm phục vụ mục đích tốt, nhưng một số thành phần lại sử dụng cho mục đích lừa đảo, giả mạo, bôi nhọ hay thậm chí là làm ra tin giả kiểu video.

Các đối tượng gọi video call và hướng dẫn người dùng nhìn thẳng, nghiêng trái, nghiêng phải... để thu thập đầy đủ hình ảnh chân dung người dùng ở các góc cạnh khác nhau, mục tiêu để tái tạo video hình ảnh chất lượng và chính xác hơn, sắc nét hơn thay vì thu thập hình ảnh trên Internet.

Về bản chất, các đối tượng sẽ sử dụng clip hình ảnh này để làm đầu vào cho công nghệ AI, Deepfake để thực hiện hành vi lừa đảo hoặc bán dữ liệu này cho các đối tượng để thực hiện nhiều mục đích khác, chứ không thể dùng để làm eKYC trực tiếp được. Các công nghệ eKYC của ngân hàng hiện có thể nhận biết, phân biệt được đó có phải là người thật hay là một clip, hình ảnh chụp. Người dùng không nên tin ngay những cuộc gọi yêu cầu cung cấp thông tin, số tài khoản, chuyển tiền… qua mạng xã hội.

Người dùng cần thực hiện những quy tắc: không tin tưởng các thông tin yêu cầu (cài phầm mềm, đăng nhập vào website, cung cấp thông tin, chuyển tiền…) trên mạng mà cần phải xác minh lại. Ngoài ra, không nên truy cập vào các địa chỉ website lạ, không cài đặt các phần mềm lạ không rõ nguồn gốc, những phần mềm đòi hỏi yêu cầu cấp quyền truy cập cao vào thông tin người dùng, truy cập thẻ nhớ, danh bạ, vị trí, chụp ảnh,…

Người dùng khi xem một số video hoặc hình ảnh mà nhân vật trong đó có một số dấu hiệu kỳ lạ, như khuôn mặt thiếu tính cảm xúc và khá "trơ" khi nói, tư thế lúng túng, không tự nhiên… Hay màu da của nhân vật trong video bất thường, ánh sáng kỳ lạ và bóng đổ không đúng vị trí khiến cho video trông "giả tạo" và không tự nhiên. Hoặc âm thanh không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn bị lạc vào clip hoặc clip không có âm thanh.

Và cuối cùng có thể xảy ra tình huống mà tài khoản chuyển tiền không phải của người đang thực hiện cuộc gọi. Và thường kẻ gian sẽ ngắt giữa chừng, bảo là mất sóng, sóng yếu...

Chủ động xác thực bằng cách gọi điện thoại trực tiếp hoặc Facetime ít nhất trên 1 phút, sau đó đặt ra những câu hỏi cá nhân mà chỉ có bạn và người kia mới biết. Vì Deepfake sẽ không thể giả được một cuộc trò chuyện thật sự trong thời gian thực mà có tính chuẩn xác cao, vì dù sao cảm xúc hay biểu cảm của AI hay Deepfake vẫn không thể bắt chước được như người thật tính tới thời điểm này.

Cách để khuôn mặt, giọng nói không bị lợi dụng

Hạn chế chia sẻ hình ảnh hay video cá nhân lên trên mạng

Luôn bảo mật tài khoản mạng xã hội, email của mình bằng mật khẩu có độ khó cao, bảo mật 2 bước.

Nếu bị làm giả, nên thông báo ngay lập tức cho mọi người biết. Và báo lên cơ quan chức năng tại canhbao.ncsc.gov.vn hay báo lên dự án chongluadao https://chongluadao.vn

Nâng cao nhận thức về nhận biết lừa đảo trên không gian mạng tại: dauhieuluadao.com

Cẩn thận hơn, nếu chia sẻ video hay clip trên mạng nên làm méo tiếng của mình, thay bằng tiếng robot hoặc AI voice, để tránh kẻ xấu biết giọng nói thật của mình.

Theo “Tài liệu tập huấn cập nhật kiến thức thông tin truyền thông và chuyển đổi số cho CCVC cấp tỉnh, cấp huyện năm 2023”

Tin tức khác