Y tế học đường: Những khó khăn chồng chất cần phải tháo gỡ

01.11.2018714 đã xem

Đây là lý do khiến nhiều nơi không xây dựng phòng y tế trong trường học. Thực hiện Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác y tế trường học, Bộ GD&ĐT đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, việc củng cố nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất cho công tác y tế học đường được coi là trọng tâm.

Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều nhận định, hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị, công tác y tế học đường chưa chuyển biến. Tỷ lệ trường có phòng y tế mới đạt hơn 50%, tỷ lệ trường có cán bộ chuyên trách công tác y tế chỉ đạt khoảng 50%. Cả nước chỉ có khoảng 55% số trường thực hiện quản lý và lưu hồ sơ sức khỏe của HS. Nhiều bất cập đang tồn tại. Điển hình như quy định cán bộ y tế học đường có trình độ trung cấp y nên khi tuyển nhân viên y tế trường học, nhiều trường đã tuyển điều dưỡng, nữ hộ sinh nên hoạt động không theo “quy trình” nào, từ hồ sơ sổ sách đến lĩnh vực chuyên môn.

Nhưng có nhân viên y tế là may, nhiều nơi vẫn tồn tại tình trạng nhân viên y tế là kế toán, thủ quỹ, nhân viên thư viện... kiêm nhiệm, thậm chí nhiều nơi còn “trắng” nhân viên y tế. Nhân lực vừa thiếu vừa yếu nên hoạt động y tế trường học vì thế cũng ảnh hưởng. Phần lớn phòng y tế học đường chưa đáp ứng yêu cầu so với quy định mà mới chủ yếu tập trung vào công tác vận động tham gia bảo hiểm y tế, sơ cấp cứu các chấn thương thông thường. Với xu thế các trường học tiến tới học ngày 2 buổi hay bán trú thì vai trò nhân viên y tế nhà trường ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, cái khó bó cái khôn. Không chỉ thiếu và yếu về nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác y tế trường học cũng chưa thực sự được quan tâm.

Tin tức khác