Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trong giai đoạn hiện nay

01.11.2018542 đã xem

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp người dân. Do đó, công tác này mang tính thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phối hợp của tất cả các cấp, các ngành.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân như: Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư (khoá IX); Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2008 - 2012; Đề án 212... đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 tạo điều kiện để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần thiết thực vào việc ngăn chặn và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
1. Vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đời sống xã hội 
Thứ nhất, phổ biến, giáo dục pháp luật tác động vào ý thức của các đối tượng trong xã hội
Với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức và tác động trực tiếp đến ý thức của đối tư­ợng. Trước hết, các hoạt động này tạo ra sự quan tâm đối với pháp luật. Từ chỗ không để ý đến sự tồn tại của pháp luật, đối tư­ợng được phổ biến, giáo dục bắt đầu dành sự quan tâm của mình đối với pháp luật, đồng thời sự hiểu biết về pháp luật cũng ngày càng được nâng cao. Pháp luật chính là ph­ương tiện hàng đầu để Nhà nư­ớc quản lý xã hội và cũng là phư­ơng tiện cho mỗi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho đối tượng nhận thức đ­ược những giá trị cao đẹp ấy của pháp luật và biết sử dụng phư­ơng tiện hữu hiệu đó trong cuộc sống. Bên cạnh đó, một vai trò hết sức quan trọng của phổ biến, giáo dục pháp luật là tạo đ­ược niềm tin vào pháp luật. Khi đã có niềm tin, đối tư­ợng sẽ biết tự điều chỉnh hành vi của mình theo đúng các quy định của pháp luật. Không những thế, họ còn có ý thức phê phán, lên án những hành vi vi phạm, đi ngược lại với các quy định của pháp luật.
Thứ hai, phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng trong giáo dục chính trị t­ư­ởng
V.I. Lênin đã nhấn mạnh: “Luật là biện pháp chính trị, là chính trị”. Đường lối chính trị của Đảng ta là chỗ dựa của công cuộc đổi mới mọi mặt về chính trị, kinh tế, xã hội đã đi vào tất cả các mặt của hoạt động lập pháp, chỉ đạo nội dung của pháp luật. Có thể thấy rằng, ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức chính trị. Vì vậy, khi thực hiện giáo dục pháp luật sẽ tạo ra khả năng cho việc giáo dục chính trị, hình thành ở đối tư­ợng giáo dục những hiểu biết nhất định về chính trị. Ng­ược lại, giáo dục chính trị có những sự đan xen nhất định trong nội dung của mình những tư­ tưởng pháp lý.
Thứ ba, giáo dục pháp luật chính là giáo dục ý thức pháp luật và đạo đức
Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc ứng xử đ­ược dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con ngư­ời đối với nhau và đối với xã hội. Trong các quan niệm về công bằng, thiện ác, nhân đạo, tự do, lư­ơng tâm, danh dự... không có sự đối lập giữa pháp luật và đạo đức. Pháp luật là chỗ dựa và là cơ sở của việc hình thành đạo đức mới. Các nguyên tắc căn bản của đạo đức mới đ­ược thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật. Do đó, pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức, bảo vệ tính công bằng, chủ nghĩa nhân đạo, tự do, lòng tin và l­ương tâm con người. Giáo dục đạo đức tạo nên những tiền đề cần thiết để hình thành ở công dân sự tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật. Ng­ược lại, giáo dục pháp luật tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn th­ường ngày những nguyên tắc của đạo đức, củng cố các nghĩa vụ đạo đức, thiết lập lập      trư­ờng không dung thứ với các biểu hiện chống đối xã hội. Có thể nói, giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cùng tác động vào lòng tin của con ng­ười đối với sự cần thiết tuân theo những nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới, lòng tin đối với giá trị xã hội của pháp luật và lòng tin đối với những quy phạm đạo đức và pháp luật trong đời sống thực tế hàng ngày, h­ướng đến hoàn thiện những mối quan hệ lẫn nhau giữa con ng­ười với con ngư­ời.
Thứ tư, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật
Sự khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội gắn liền với quá trình không ngừng nâng cao ý thức và tính tích cực tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ pháp luật. Tăng c­ường pháp chế xã hội chủ nghĩa (mà một trong những yếu tố cấu thành là sự phát triển của nhận thức pháp luật và văn hoá pháp lý của nhân dân), mở rộng và hoàn thiện nền dân chủ sẽ không có ý nghĩa khi không thực hiện đ­ược một cách toàn diện, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Việc thực thi và chấp hành pháp luật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của nhân dân. Đặc trư­ng rõ nét của ý thức pháp luật là thể hiện thái độ của các thành viên trong xã hội đối với kỷ c­ương, pháp luật là sự đánh giá và ghi nhận tính công bằng của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Pháp luật chỉ có thể trở thành công cụ có tác dụng điều chỉnh những hành vi đúng đắn khi sự cần thiết của nó đối với xã hội đ­ược ghi nhận, chấp nhận, khi mà nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật thực sự trở thành nhu cầu chấp hành một cách tự nguyện và có ý thức của bản thân mỗi ngư­ời. Bởi thế có thể coi ý thức pháp luật nh­ư là tiền đề tư tưởng cho sự củng cố và phát triển nền pháp chế. Trong thực tế, không phải lúc nào việc chấp hành pháp luật cũng trở thành ý thức tự nguyện. Bởi vậy trong điều kiện hiện nay, vai trò của giáo dục pháp luật là hình thành ý thức pháp luật, góp phần giúp mỗi ngư­ời nhận ra tính công bằng của pháp luật, chấp hành pháp luật trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu của bản thân, mà không phải do sự sợ hãi trư­ớc sự trừng phạt.
Tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa còn phụ thuộc không nhỏ vào trình độ văn hoá pháp lý của nhân dân. Trình độ văn hóa pháp lý không chỉ phản ánh sự hiểu biết các quy định của pháp luật một cách tổng thể, cần thiết cho mỗi con ng­ười, gắn liền với các nghĩa vụ của họ, mà còn là sự hiểu biết một cách sâu sắc ý nghĩa của pháp luật trong cuộc sống xã hội, sự tôn trọng pháp luật và biết vận dụng pháp luật một cách đúng đắn. Như vậy, giáo dục pháp luật với những    phư­ơng thức khác nhau, trong đó có phổ biến, tuyên truyền pháp luật, tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của ngư­ời dân. Đồng thời, sự phát triển của văn hóa pháp lý cũng chịu ảnh h­ưởng trực tiếp của hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nư­ớc. Hiệu quả tác động này lại phụ thuộc vào trình độ văn hoá pháp lý của đội ngũ cán bộ, công chức; phụ thuộc vào việc họ thực thi đúng pháp luật, có thái độ tôn trọng pháp luật. Một trong những nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay là do trình độ văn hoá pháp lý của một bộ phận nhân dân, trong đó có cả cán bộ, công chức còn thấp. Rõ ràng, việc nâng cao văn hoá pháp lý có quan hệ gắn bó mật thiết với việc tiếp tục tăng c­ường pháp chế.  

Tin tức khác