Tư vấn học đường và môi trường giáo dục

01.11.20186704 đã xem
  1. Tư vấn học đường ( TVHĐ) từ lâu đã không còn xa lạ với hệ thống giáo dục nước ta. Tuy vậy, việc tìm hiểu, thừa nhận tầm quan trọng, xây dựng đội ngũ tư vấn viên và tạo điều kiện cho nhà tâm lý hoạt động trong môi trường giáo dục của một nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Tư vấn viên tâm lý được đào tạo định chuẩn làm việc trong nhà trường, là nhân tố thật sự góp phần cải thiện môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Tư vấn học đường hiện nay ở Việt Nam, vẫn chưa thống nhất ý nghĩa và tên gọi (tham vấn hay tư vân tâm lý, tư vấn tâm lý học đường có tư vấn hướng nghiệp hay không…) Ngay trong lịch sử hình thành tư vấn trong trường học trên thế giới và nhất là ở nước Mỹ, đều phải trải qua một quá trình hình thành với nhiều cách hiểu khác nhau theo các trường phái học thuyết khác nhau. Từ đầu thế kỷ 20, tư vấn học đường chỉ là tư vấn hướng nghiệp, nặng về tư vấn thông tin (consultant) sử dụng kết quả chẩn đoán tâm lý, tính cách con người và nghề nghiệp, và những thông tin về thị trường lao động, dự báo nhu cầu nhân lực được đưa vào trường học với Jesse B.Davis, Frank Parsons, và Cliffort Beer. (Gladding,2000). Phải đợi đến những năm 1950,1960, với những công trình công bố của Carl Rogers. và những lý thuyết gia tiếp theo, góp phần làm nổi bật chức năng của hoạt động tư vấn tâm lý (counseling) trong tư vấn học đường. Như vậy, tư vấn học đưởng là tên gọi riêng của một hoạt động chuyên nghiệp có chức năng chủ yếu được định nghĩa, mô tả rõ ràng do chính những người tiên phong trong nghiệp vụ xây dựng từng bước tạo nên những đặc điểm phẩm chất, tính nhân văn và địa vị khoa học ứng dụng trong đời sống. Tư vấn viên tâm lý (counselors) ngày nay đang hoạt động ở các lãnh vực,các cơ sở khác nhau: trường học, bệnh viện, nhà điều dưỡng, trung tâm tâm thần, trại cải huấn, nhà tù…

Tư vấn học đường và môi trường giáo dục

Năm 1945, Good trong tự điển Giáo dục đã cho rằng “ Tư vấn tâm lý là hoạt động giúp đỡ con người có tính cá nhân, những vấn đề riêng tư, vấn đề học hành, và nghề nghiệp.(Good,1945,trg104). Từ đây, nhiều tác giả đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau liên quan đén tư vấn tâm lý theo quan đểm riêng của  những học thuyết khác nhau. Carl Rogers với quan điểm thân chủ tọng tâm thì “ Tư vấn tâm lý là một tiến trình qua đó bản nhiên của tự thân thân chủ được giải tỏa, trong mối quan hệ an toàn với tư vấn viên, đấy là nơi thân chủ phủ nhận những trải nghiệm đã được nhận thức, chấp nhận trước đó, hội nhập vào một bản thân đã thay đổi” (Purkey & Schmidt, 1996,trg149). Ngược lại với quan điểm trên, những người theo học thuyết hành vi định nghĩa tư vấn tâm lý là “Một tiến trình học hỏi thu được những kỹ năng mới mà với những kỹ năng đó làm thay đổi và kiểm soát hành vi của họ”(George &Cristiani,1990). Phái Tâm lý Động lực (Psychodynamic) có người định nghĩa tư vấn tâm lý như “Một tiến trình làm giảm bớt nỗi lo lắng của thân chủ, quản lý được những giới hạn để cho cái tôi (ego) xác lập chức năng trong một cách thái khác biệt và hiệu lực hơn”. Qua tư vấn, thân chủ sẽ được có cơ hội hiểu biết về chính mình, về cuộc sống của mình với những người chung quanh…Còn nhiều khái niệm mở rộng về tư vấn tâm lý, tuy vậy hiện nay tư vấn tâm lý được hiểu thống nhất “là một tiến trình ngắn hạn, liên nhân cách, dựa vào học thuyết, giúp đỡ người khác, mà người đó cơ bản còn ở trạng thái tâm lý lành mạnh để giải quyết những vấn đề liên quan đến sự phát triển nhân cách, định vị, định hướng cuộc sống.”(Gladding,1996, trg 8); Bao hàm cả hướng nghiệp.

           Tư vấn tâm lý học đường (School Counseling - tư vấn học đường – TVHĐ) là một tiến trình giúp đỡ sinh viên học sinh, các vị phụ huynh hoặc thầy cô giáo, tự tìm hiểu mình, biết được những đặc điểm tính cách, những năng lực tiềm ẩn và những hành vi của họ đã ảnh hưởng đến những người khác như thế nào. Đồng thời giúp họ chọn cách giải quyết vấn đề tối ưu trong chiến lược định hướng phát triển của những người này khi có nhu cầu. Tư vấn viên trường học được đánh giá chuyên nghiệp hay không qua mối quan hệ tư vấn tâm lý mà nhà tư vấn tạo được với học sinh, phụ huynh và quý thầy cô trong nhà trường, từ đó góp phần làm tốt hoạt động giáo dục học sinh và mối quan hệ giữa ba môi trường giáo dục gia đình học đường và xã hội .

Tư vấn học đường và môi trường giáo dục

  1. Vai trò xúc tác của tư vấn viên tâm lý vào môi trường giáo dục

Tư vấn viên trong các chương trình tư vấn học đường trước đây, được gọi là là nhà tư vấn hướng dẫn, tư vấn giáo dục, khải đạo, phụ đạo (guidance counselor, educational counselor), nhưng nay thống nhất gọi là tư vấn viên học đường (School counselor) .  Từ sơ khai người làm tư vấn học đường là tư vấn hướng dẫn (giudance counselor) hoặc tư vấn giáo dục (education counselor) nhưng ngày nay, tư vấn viên học đường còn thường làm những việc có liên quan đến việc biện hộ, bênh vực, giúp đỡ tất cả học sinh từ việc học tập, đến định hướng nghề nghiệp, những thành đạt có ý nghĩa cá nhân và xã hội trong trong các trường học từ tiểu học đến trung học … (ASCA, 2005).  Hằng ngày , người làm tư vấn học đường tham gia tích cực vào việc hỗ trợ giáo dục, đào tạo học sinh, hoạt động bảo vệ, biện hộ, phòng ngừa các hành vi bạo hành, giúp học sinh định hướng, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp, và vô số công việc khác làm thay người làm công tác giáo dục và công tác y tế xã hội trong nhà trường. Tư vấn viên học đường là một giáo dục viên quan trọng trong đội ngũ giáo dục viên của nhà trường. Giúp đỡ tất cả học sinh trong lãnh vực chăm lo kết quả học tập, hỗ trợ phát triển, cá nhân, xã hội, phát triển nghề nghiệp, đảm bảo người học trò ngày nay sẽ là người lớn trưởng thành hữu ích, biết tự điều chỉnh, làm chủ chính mình trong tương lai. Bất kể là tư vấn viên học đường cấp tiểu học cấp trung học cơ sở, hay phổ thông trung học đều là người giữ nhiệm vụ và có chức năng quan trong bộ phận lãnh đạo giáo dục học sinh. Họ là người cung ứng những sự trợ giúp, nâng đỡ học sinh trong hoạt động học tập và rèn luyện nhân cách, phòng ngừa các tệ nạn trong một nhà trường cụ thể. Trung bình ở Mỹ cứ 250 học sinh có một tư vấn viên chăm sóc giáo dục và hỗ trợ giải quyết các vấn đề tâm lý xã hộI có liên quan.            Tuy vậy ở mỗi quốc gia có một cách nhìn nhận vai trò chức năng và cách tổ chức hệ thống tư vấn viên học đường khác nhau. Nhìn chung, tư vấn viên học đường là một nhà tư vấn tâm lý (tham vấn viên) vừa là nhà giáo dục làm việc trong trường học đem đến sự động viên cho tất cả học sinh sẵn lòng trong học tập, học nghề chuyên nghiệp; làm tăng năng lực cá nhân và xã hội, thông qua sự hỗ trợ tinh thần, sự dẫn đạo, thay đổi tình trạng có tính hệ thống, và cùng tham gia như là một thành viên của nhóm làm việc hợp tác với các hoạt động lợi ích khác của nhà trường trong chương trình phát triển toàn diện trường học. Trong tư vấn tâm lý học đường, qua tác động của tư vấn viên học sinh được tư vấn sẽ  tự mình thay đổi  tình  thế, chuyển biến quan niệm, nhìn thấy tính không phù hợp hoạt động của mình, và ra sức chuyển đổi.  Tiến trình đó chỉ có thể hoàn thành khi phát triển được mối quan hệ, thăm dò được hướng đi tốt. Khơi dậy được ý chí tự lực, tự quyết, giúp học sinh đó làm chủ được cảm xúc, thích nghi với hoàn cảnh mới, có hành động tích cực tạo ra các hoạt động phù hợp với điều mong đợi hơn.  Phía học sinh được tư vấn thường là một cá nhân, có những vấn đề riêng tư của một chủ thể cần được tăng cường khả năng giải quyết và thực hiện chức năng một cách thích hợp. Tư vấn viên tâm lý học đường có ba nhiệm vụ chính

Tin tức khác