Đào tạo chuyên gia tham vấn học đường: Hứa hẹn “bình cũ rượu mới”?

01.11.2018818 đã xem

Tại hội thảo “Đào tạo chuyên gia tham vấn học đường trong bối cảnh cách mạng 4.0” do ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 23.4, đại diện Bộ GDĐT hứa hẹn sẽ có những cán bộ tư vấn tâm lý theo hướng “bình cũ rượu mới”.

Tham vấn học đường vốn là chuyện mới mà cũ, thế nhưng trước đây, việc áp dụng triệt để vai trò của tham vấn trong học đường lại chưa được xem trọng đúng mức. Sau khi xảy ra nhiều sự việc lệch lạc quy chuẩn đạo đức trong nhà trường, Bộ GDĐT đã có những động thái mạnh mẽ hơn. Trong đó có việc đẩy mạnh thực hiện Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho HS trong trường phổ thông.

Chưa có nhân sự chuyên nghiệp

Theo kết quả cuộc khảo sát mà Bộ GDĐT từng công bố sau khi tiến hành ở một số trường phổ thông và ĐH tại Hà Nội, Hải Dương, có đến 93,57% HS, sinh viên được hỏi gặp phải những khó khăn, vướng mắc cần phải chia sẻ trong học tập và đời sống hằng ngày. Tỉ lệ này ở bậc phổ thông là 95,33% và đại học là 85,92%. Đặc biệt, ở lứa tuổi HS phổ thông, mức độ thường xuyên có những vướng mắc và cần chia sẻ là 80,17%, cao hơn bậc ĐH.

Từ những thực tế trên, Bộ GDĐT ban hành Thông tư 31 quy định từ ngày 2.2, các trường phổ thông phải thành lập tổ tư vấn để hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho HS. Tuy nhiên một hạn chế lớn trong thực tiễn triển khai chính là nguồn nhân lực có đủ trình độ và kỹ năng. Cho tới hiện tại, hầu hết các nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tham vấn tâm lý. Đội ngũ làm công tác này chủ yếu là GV một số chuyên ngành như Luật, Tâm lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý hay cán bộ chuyên trách tạo các phòng ban như phòng Công tác học sinh sinh viên, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên.

Ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Công tác học sinh, sinh viên bày tỏ quan ngại: “Thời gian vừa qua những vụ việc mang tính chất “con sâu làm rầu nồi canh” gây sự lo lắng, bất an rất lớn trong xã hội, nguyên nhân dẫn đến do mâu thuẫn giữa người học, mâu thuẫn trong gia đình, mâu thuẫn nội tại không được giải quyết. Từ suy nghĩ nội tâm, ức chế biến thành hành vi đáng buồn”.

Điều này cũng cho thấy, kết quả đạt được trong công tác tham vấn học đường vẫn còn khiêm tốn, công tác này phát triển chưa đồng đều. Việc chuyên nghiệp hóa công tác này chưa thực hiện một cách toàn diện, dứt điểm dẫn đến hệ quả đáng lo ngại. Hằng năm đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm công tác tham vấn đều được tập huấn nâng cao trình độ nhưng nội dung tài liệu tập huấn còn chưa chuẩn hóa, cán bộ tập huấn không phải là chuyên gia tham vấn học đường có nhiều kinh nghiệm thực tế làm hạn chế năng lực tham vấn, tư vấn của đội ngũ này. Để công tác tư vấn học đường được nâng cao cả về chất lẫn lượng, vẫn còn rất nhiều khó khăn cần được tháo gỡ kịp thời.

Đừng để là tổ “thi đua” hay bệnh “hình thức”

Tin tức khác