Lâm Đồng với Mô hình trường học mới tại Việt Nam

02.11.20184832 đã xem
Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.

Sau 5 năm thực hiện Mô hình trường học mới, Hưng Yên đã và đang là minh chứng cho thấy sức sống và hiệu quả của mô hình này, cũng như sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn trên cơ sở những tiếp cận khoa học phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam và hội nhập quốc tế. Mô hình trường học mới: luồng gió mới cho giáo dục Tiểu học vùng khó

Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Mô hình trường học mới theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm; vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học,… Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một trong những hoạt động đó là đổi mới về cách thức tổ chức lớp học. Bên cạnh việc giành được một số giải thưởng quốc tế, Mô hình trường học mới  được Ngân hàng thế giới cũng như UNESCO đánh giá là một trong ít mô hình phù hợp nhất với điều kiện giáo dục của các nước đang phát triển. Đó cũng là lý do Bộ GD&ĐT lựa chọn áp dụng ở nước ta. Tuy nhiên, mô hình trường học mới được triển khai ở Việt Nam theo quan điểm: Lựa chọn nội dung phù hợp, những cách làm hay của thế giới, đồng thời kế thừa những nội dung Việt Nam đã triển khai tốt để xây dựng, vận dụng sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Ngoài ra, Mô hình trường học mới còn dựa trên quy luật nhận thức và những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến trên thế giới để triển khai.

Mô hình trường học mới ở Hưng Yên – rút ngắn con đường đến mục tiêu đổi mới giáo dục

Xác định thực hiện dạy học theo Mô hình trường học mới là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa sâu sắc về khoa học và là cơ hội tốt để nâng cao chất lượng cho học sinh, đặc biệt giúp các em học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo đạt chuẩn kiến kiến thức, kỹ năng từng môn học và các hoạt động giáo dục khác song song với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng cá nhân  phù hợp với yêu cầu đổi mới, Sở GD&ĐT Hưng Yên đã mạnh dạn đăng ký thực hiện thí điểm Mô hình trường học mới ngay từ năm học 2011 – 2012. Đầu tiên là ở 2 huyện vùng cao, khó khăn (Sa Pa, Bát Xát) với 04 trường/8 lớp/171 học sinh. Thành công bước đầu đã tạo động lực cho những bước tiếp theo: Năm học 2012-2013: Dự án được triển khai ở 81 trường tại 9 huyện, TP với 533 lớp, 9686 học sinh; năm học 2013-2014: Tại 102/240 trường (21 trường nhân rộng), 1026 lớp/17399 học sinh; năm học 2014-2015: Tại 117/240 trường (36 trường nhân rộng), 1731 lớp /31446 học sinh. Năm 2015-2016: tại 158/235 trường, 1178 lớp/ 35843 học sinh (78 trường nhân rộng).

Ngay từ những ngày đầu tiên, Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hưng Yên đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, thực hiện Mô hình trường học mới; thành lập Ban quản lý Dự án Mô hình trường tiểu học mới tại Việt Nam tỉnh Hưng Yên, với Quy chế hoạt động cụ thể.

Hằng năm, trong hướng dẫn chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT đều nhấn mạnh các hoạt động chuyên môn của Mô hình trường học mới. Do đó, tạo được sự thống nhất và xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kịp thời các đơn vị trong quá trình thực hiện. Sở GD&ĐT chỉ đạo Phòng GD&ĐT, các trường sơ kết, tổng kết dạy học theo mô hình Mô hình trường học mới ở cấp trường, cấp huyện, đánh giá, nhận định kết quả đạt được nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, định hướng cho công tác triển khai, thực hiện và nhân rộng trong năm học sau.

Việc ký thỏa thuận kinh phí giữa BQLTW với Ban QLDA tỉnh; giữa BQL DA tỉnh với các Tổ thực hiện dự án đảm bảo đúng thời gian và quy định của dự án. Đồng thời. Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường tham gia Dự án sử dụng hiệu quả đồ dùng, thiết bị, tài liệu được mua từ nguồn kinh phí quỹ 1. Cuối năm, kiểm kê báo cáo hiện trạng sử dụng. Để sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí quỹ 2, Ban quản lí hướng dẫn, chỉ đạo các trường làm tốt công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc mua sắm dụng cụ nấu ăn, làm bếp, lắp ống dẫn nước, góp củi,...; 100% các điểm trường có quỹ 2, phải tổ chức cho giáo viên, học sinh trồng rau xanh để cải thiện và nâng cao chất lượng các bữa ăn.

Cho đến hôm nay, nhìn lại quá trình triển khai thực hiện, phải khẳng định rằng Hưng Yên đã thành công trong xây dựng và tập huấn đội ngũ CBQL, GV triển khai thực hiện Dự án. Tổ cốt cán chuyên môn cấp tỉnh gồm 40 người có hiểu biết và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng về Mô hình trường học mới trên cơ sở kiến thức tiếp thu được từ chuyên gia trong nước và quốc tế, kết hợp với  kinh nghiệm giảng dạy thực tế và năng lực sáng tạo của bản thân. Tổ cốt cán có nhiệm vụ thực hiện dưới hình thức Đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Đến tận trường hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu bài dạy (điều chỉnh hoạt động phù hợp), dự giờ, điều hành chia sẻ giờ dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát hiện ra những khó khăn, kịp thời giải quyết và có định hướng cụ thể trong thời gian tiếp theo. Đội ngũ này ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, nhiều năm liền được Bộ GD&ĐT lựa chọn làm giảng viên tập huấn cho các đồng nghiệp tỉnh bạn như: Hưng Yên, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắc lắc, Vĩnh Long, Cà Mau, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,…

Đặc biệt, để nâng cao năng lực chuyên môn cho các CBQL, GV, Hưng Yên đã áp dụng nhiều giải pháp: Giải pháp chuyên môn sâu (thành lập tổ cốt cán chuyên môn cấp tỉnh, huyện, trường; lập kế hoạch tập huấn và hỗ trợ kĩ thuật, tư vấn  tại chỗ; thành lập Câu lạc bộ Hiệu trưởng để chia sẻ, kết nối, hỗ trợ). Kết hợp kiểm tra với bồi dưỡng chuyên môn (lấy giờ học là đơn vị kiểm soát và lấy chất lượng học của từng học sinh làm chỉ số đánh giá. Kiểm soát chất lượng học sinh theo phương thức từng khảo sát viên làm việc với từng học sinh đo tốc độ đọc, tốc độ viết, tốc độ tính toán theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; thiết kế bảng kiểm đánh giá năng lực đọc, viết của học sinh lớp 1,2,3. Từ đó, điều chỉnh cách dạy, cách học). Bồi dưỡng đội ngũ (tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GV thông qua phân tầng bồi dưỡng: Bồi dưỡng đội ngũ cốt cán cấp tỉnh, huyện và trường: Cốt cán giỏi, đủ mạnh và có trách nhiệm bồi dưỡng tập trung/theo cụm trường/ ở từng trường/tự bồi dưỡng và bồi dưỡng tại chỗ cho GV đại trà (chủ yếu thông qua SHCM).

Một trong những thành công trong việc triển khai thực hiện và nhân rộng Mô hình trường học mới của tỉnh Hưng Yên là tổ chức nhân rộng điển hình: Các trường trong tỉnh, trong huyện học hỏi, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau; đồng thời, chủ động đón tiếp các đoàn CBQL, GV các tỉnh bạn đến tham quan, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Tính đến hết tháng 3/2016, các trường trong tỉnh đón 115 đoàn với 4269 người.

Bộ GD&ĐT đã quay băng hình 20 tiết dạy do các giáo viên cốt cán của tỉnh Hưng Yên thực hiện. Bộ băng đĩa hình các tiết học là nguồn tư liệu chính cho các đợt tập huấn giảng viên cốt cán cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp trường tại 63 tỉnh thành. Thành công lớn nhất của bộ băng đĩa hình là đã giúp cho các đơn vị trường đặc biệt là các trường nhân rộng nắm bắt được cách dạy, cách học theo Mô hình trường học mới, giải quyết được những vướng mắc khi triển khai Mô hình trường học mới. Những khó khăn bước đầu đã được giải quyết, ngay sau đó, cán bộ, giáo viên của Hưng Yên đã tự thiết kế một tiết dạy Tiếng Việt, tiến hành dạy trên đối tượng mới hoàn toàn (trường, giáo viên và học sinh chưa thực hiện Mô hình trường học mới), đặc biệt 100% học sinh là người DTTS (Mông, Dao). Kết quả cho thấy học sinh rất chủ động trong học tập, các em rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin, cô giáo cũng thực hiện rất tốt vai trò là người đồng hành, hướng dẫn học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Hưng Yên đã thiết kế tài liệu “Tuần làm quen lớp học Mô hình trường học mới tiểu học”  được Nhà xuất bản giáo dục in ấn phát hành trên toàn quốc. Có thể nói, đây là bước tiến mới về sư phạm trong quá trình triển khai tài liệu Mô hình trường học mới do chính những người thực hiện Mô hình trường học mới ở Hưng Yên tạo dựng.

Mô hình trường học mới tạo diện mạo mới, chất lượng giáo dục mới cho giáo dục Tiểu học Hưng Yên

Đến với các trường Tiểu học của Hưng Yên, dễ dàng nhận ra Mô hình trường học mới đã hiện thực hóa nhiều chủ trương đổi mới của ngành vì những điểm nổi bật trong tổ chức thực hiện, đó là những đổi mới đầy sáng tạo và hiệu quả: Đổi mới tổ chức lớp học; đổi mới trường, lớp học; đổi mới phương pháp dạy; đổi mới phương pháp học; đổi mới kiểm tra đánh giá; phối hợp nhà trường, gia đình, cộng đồng trong giáo dục học sinh. Vì thế, giáo dục Hưng Yên tiếp tục nhận được sự đồng thuận ủng hộ cao của cấp ủy, chính quyền, nhân dân. Các trường tiểu học có sự thay đổi rõ rệt, học sinh đã tự tổ chức được hoạt động, không khí môi trường nhà trường sôi nổi, tự nhiên không gò bó; CBQL, GV tiểu học hiểu rõ hơn về Mô hình trường học mới sau mỗi lần tập huấn được nâng cao năng lực, tự tin hơn, tự chủ hơn, sáng tạo hơn. Nhiều CBQL, GV say mê Mô hình trường học mới nên đã tự nghiên cứu, luôn đổi mới đã đánh dấu bước thành công trong sự nghiệp của bản thân và sự nghiệp của ngành. Một trong những kết quả rõ nét nhất là: Học sinh từ chỗ phụ thuộc vào cô giáo nay các em đã tự chủ hơn, mạnh dạn, tự tin và hào hứng học tập, do vậy kết quả học tập tốt hơn. Nhờ việc học theo nhịp độ, các cô giáo có thời gian quan tâm nhiều hơn đến HS yếu,  giúp giảm tỷ lệ học sinh yếu. Đối với học sinh người DTTS được tham gia nhiều hoạt động, được giao tiếp (nghe và nói)  nhiều với bạn, với cô trong các hoạt động học bằng tiếng Việt, kết quả học tiếng Việt của các em tiến bộ hơn. Đặc biệt, Mô hình Trường học mới đã và đang làm thay đổi căn bản các hoạt động sư phạm của nhà trường theo hướng tự giác, tự quản, dân chủ hoá, hình thành năng lực và phẩm chất cần thiết của người công dân Việt Nam. Các trường thực hiện Mô hình trường học mới đã sáng tạo thực hiện các mô hình giáo dục mở  hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương (Trường học Du lịch, Nông trại trong trường học, trường học Năng động, Trường học sinh thái, trường học đa văn hóa), đảm bảo đúng phương châm: Gắn với thực tiễn; Tăng cường thực hành, thực học, thực nghiệm; Theo định hướng đổi mới căn bản toàn diện.

Mô hình trường học mới và 8 bài học kinh nghiệm đi đến thành công của Hưng Yên

Xác định quan điểm chỉ đạo: Hiểu sâu sắc bản chất và thực hiện nghiêm túc, sáng tạo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Kiên quyết đổi mới: Qua thực tiễn làm sáng tỏ những vấn đề mới, phát hiện, ủng hộ và nhân rộng điển hình mới. Không nêu khó khăn: về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế, địa lý, HSDTTS (chỉ nêu biện pháp khắc phục). Chỉ đạo thống nhất đồng bộ từ Sở, Phòng, trường làm thay đổi nhận thức của cả hệ thống. Chỉ đạo liên thông giữa các cấp học Tiểu học, THCS.

Cần tạo được sự đồng thuận từ cấp ủy chính quyền địa phương, từ Sở GD&ĐT đến Phòng GĐ&ĐT các huyện/thành phố, các trường tiểu học tham gia mô hình; tạo động lực giúp nhà trường quyết tâm thực hiện tốt mô hình Mô hình trường học mới.

Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền trong nhân dân, chính quyền địa phương. Thực hiện tốt nhiệm vụ “Dân vận khéo” tới phụ huynh học sinh, cộng đồng về mô hình trường tiểu học mới Việt Nam.

Đề cao vai trò của GV, trong đó,vai trò quan trọng là người thầy, người dạy cách học. Trong Mô hình trường học mới: Thay đổi cách dạy- cách học. Từ giảng giải là chính sang hướng dẫn học, quan sát, giúp đỡ, tư vấn cho học sinh. Từ chỗ HS thụ động nghe-nhìn-chép, sang nghe hoặc đọc - tìm hiểu (phát hiện) - trao đổi (Phát biểu). Cho phép giáo viên hoàn toàn chủ động và linh hoạt thay đổi ngữ liệu, điều chỉnh lô gô với mục tiêu bám sát đối tượng học sinh vì sự tiến bộ của học sinh.

Tổ chức Hội thảo, chuyên đề hướng dẫn chuyên môn cụ thể để các huyện, các trường tổ chức chuyên đề về “tổ chức các hoạt động trong trường Mô hình trường học mới”; Thành lập đội ngũ cốt các cấp tỉnh kiểm tra và hướng dẫn phương pháp dạy và học theo Mô hình trường học mới.

Tạo sân chơi bổ ích, lồng ghép tích hợp nội dung kiến thức môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao năng lực cho CBQL, giáo viên. Tìm hiểu, tiếp thu, nghiên cứu những mô hình hay mà các cơ sở giáo dục đã thực hiện thành công. Lựa chọn, sàng lọc những nội dung phù hợp để áp dụng thực hiện tại đơn vị mình đạt hiệu quả.

Tổ chức sơ kết, tổng kết theo từng thời điểm nhằm động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời các trường, các cá nhân có thành tích nổi bật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Có thể nói, Mô hình trường học mới là một sự lựa chọn đúng của giáo dục Hưng Yên trên con đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Dẫu còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bằng niềm tin và nghị lực, sức sáng tạo của những người làm giáo dục nơi đây, Mô hình trường học mới sẽ tiếp tục được nhân rộng và đi tới những thành công mới./.

Tin tức khác