Những biện pháp giáo dục giúp trẻ mầm non phát triển tư duy và năng lực sáng tạo

07.06.2021 15:5512512 đã xem

       Năng lực và sự sáng tạo của trẻ mầm non phát triển trong môi trường được tiếp xúc với các hoạt động thực tế. Trẻ tiếp thu và hình thành nhận thức, tình cảm, mối quan hệ xã hội là nền móng của sự phát triển toàn diện.

       Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục mầm non, giáo viên mầm non không ngừng tìm tòi, sáng tạo và đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục mang tính gợi mở giúp trẻ tự học, tự chơi, tự tìm hiểu và phát triển theo nhu cầu kỹ năng mà trẻ lĩnh hội qua trải nghiệm thực tế. Bài học kinh nghiệm của bản thân, những phương pháp hay đã được các giáo viên mầm non tỉnh Lâm Đồng viết thành những giải pháp tối ưu, những biện pháp nghiệp vụ chia sẻ thành một đề tài chuyên môn trong giáo dục mầm non nhằm lan tỏa những bài học hay, biện pháp thực tế đã được áp dụng hiệu quả thực tế tại đơn vị với mong muốn giáo viên mầm non áp dụng để nâng cao nghiệp vụ bản thân, áp dụng để giúp trẻ phát triển các tố chất, hình thành nhân cách và kỹ năng sống của lứa tuổi mầm non.

       Phòng Giáo dục mầm non chia sẻ các video của các giáo viên đã có những biện pháp giáo dục hay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Những đề tài này giáo viên đã tham gia dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2020 – 2021 và đã đạt được kết quả cao trong hội thi./.

Phòng Giáo dục Mầm non – Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng

1. Cô Trần Thị Mai Trâm, giáo viên trường mầm non Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông chia sẻ “Biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm”. Bài chia sẻ giúp giáo viên thực hiện và tạo nhiều hoạt động giúp trẻ tự học, tự sáng tạo.

2. Cô Lý Thị Nga, giáo viên trường mầm non Ánh Dương, huyện Bảo Lâm chia sẻ “Biện pháp ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy trẻ”. Bài chia sẻ giúp giáo viên có nhiều nguồn tư liệu CNTT mới để khai thác, ứng dụng trong các hoạt động dạy trẻ.

3. Cô Ka Mỹ Phương, giáo viên trường mầm non Lộc Nam, huyện Bảo Lâm chia sẻ “Biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 – 6 tuổi vùng dân tộc thiểu số”. Bài chia sẻ là những biện pháp được giáo viên áp dụng hiệu quả tại đơn vị với tất cả tâm huyết, tình cảm cô dành cho trẻ.

4. Cô Đặng Thị Diễm Lệ, giáo viên trường mẫu giáo Phú An, huyện Đức Trọng chia sẻ “Biện pháp giúp trẻ mầm non hứng thú với hoạt động khám phá khoa học”. Bài chia sẻ là những công việc thực tế hàng ngày tại lớp và công tác phối hợp cùng phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

5. Cô Nguyễn Thị Mai Linh, giáo viên trường mầm non 1, thành phố Bảo Lộc chia sẻ “Biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non”. Bài chia sẻ giúp giáo viên và phụ huynh có những biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ phù hợp.

 

 

 

Tin tức khác