
Quyết định số 2542/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc công nhận sáng kiến mang lại hiệu quả áp dụng và có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh đợt II năm 2018 (chi tiết quyết định và danh sách các sáng kiến file mềm đính kèm).

Mục tiêu của giáo dục tiểu học đã nêu rõ: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở"

Hiện nay chúng ta đã và đang nỗ lực phấn đấu để nâng cao hiệu quả việc vận dụng đổi mới phương pháp, chú trọng đến tính tích cực của học sinh ( HS) trong học tập, phối hợp tổ chức các hoạt động học tập, khai thác những tình huống có vấn đề về nhận thức lí luận và thực tiễn để học sinh bị cuốn vào những hoạt động quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát, thảo luận, thể nghiệm để nắm được kiến thức, kĩ năng theo cách riêng của mình.

Lịch sử là một bộ môn được giảng dạy trong trường phổ thông nên phải hiểu học Lịch sử là để hiểu biết về cội nguồn dân tộc từ đó bồi dưỡng tinh thần yêu nước, mà tinh thần yêu nước là động lực quan trọng nhất để bảo vệ và xây dựng đất nước. Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận lớp trẻ bây giờ đang quên đi điều đó.

Giáo dục Tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông, lại là môi trường hình thành nhân cách con người. Do đó, không chỉ quan tâm đến việc dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải dạy cách sống, cách ứng xử, dạy học sinh biết tuân thủ pháp luật, hoà nhập cuộc sống, ...

E-Learning (bài giảng trực tuyến) là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT). Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở.

Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường tôi đã tập trung cải tiến việc chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đồng thời bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới công tác đánh giá HS, coi đây là khâu đột phá là yếu tố quyết định của quá trình dạy-học.

Giảng dạy văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THPT là những tiết dạy khó bởi đặc thù riêng của kiểu bài. Các văn bản nghị luận thường khó so với trình độ tiếp nhận và tự học của học sinh. Văn bản nghị luận được chọn dạy trong chương trình Ngữ văn THPT cũng chiếm tỉ lệ nhỏ. Chương trình Ngữ văn 12 có 4 tác phẩm được chọn để giảng dạy nên học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với văn bản nghị luận

Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; ….(Luật giáo dục 2005)

Xã hội ngày càng phát triển, nền giáo dục nước nhà cũng không ngừng chuyển mình theo hướng tích cực. Giáo dục không chỉ nghiêng về giáo dục kiến thức mà còn chú trọng đến giáo dục về nhân cách, kỹ năng sống, hay nói cách khác là giáo dục một cách toàn diện con người.